GS Trần Quốc Vượng - Trong cõi
GS Trần Quốc Vượng trên lớp
GS Trần Quốc Vượng (1934 - 2005) đã quá nổi tiếng ở VN, không chỉ vì là một học giả uyên thâm, một trong "tứ trụ" "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại, mà còn ở tính cách của ông: dám nghĩ dám nói (*)
Mời nghe ông trả lời BBC
Giải ảo lịch sử
Trần Quốc Vượng sinh tại Hải Dương, nhưng quê Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa (1956) ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), cùng Hà Văn Tấn xây dựng ngành Khảo cổ học VN.
Ông đã viết trên 400 bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí chuyên môn trong và ngoài nước (Cornell University Press, North Ilinois, Yale University (Mỹ), Tokyo, Kyoto, Osaka University (Nhật), Seoul University (Hàn Quốc), Oxford University Press (Anh)…). Ngoài ra, ông đã cho in trên 40 tập sách ở cả trong và ngoài nước
Mời đọc thêm Trong Cõi do "Trăm Hoa" xuất bản năm 1993 ở Mỹ.
Nếu như bạn đã nghe bài phỏng vấn của BBC bạn có thể hình dung phần nào nội dung những bài viết ở tập sách. Đấy là những suy nghĩ độc đáo, cực kì thú vị về nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa ...
Ví dụ trong bài "Triết lý bánh chưng bánh dầy" ông cho rằng bánh chưng bánh dầy là sản phẩm chung của cả vùng Đông Nam Á chứ không phải sản phẩm riêng của Việt Nam, xuất hiện thời Vua Hùng thứ 6, do lòng hiếu thảo của Lang Liêu. Hơn thế nữa, bánh chưng ban đầu có hình trụ dài, chính là bánh tét ngày nay ở Nam, bánh tét tức là bánh tết đọc trại, và nó tượng trưng cho Dương vật, như cái chày, cái nõ, trong lúc bánh dầy tròn và dẹt thì tượng trưng cho Âm vật, như cái cối, cái nường. Câu chuyện bánh chung bánh dầy tượng trưng Trời tròn Đất vuông chỉ là triết lý Trung Hoa được hội nhập muộn màng vào triết lý Việt Nam, chứ không phải là triết lý dân gian Việt Nam.
Dĩ nhiên ko hẳn những gì ông nêu ra đều luôn đúng, dù rất lí thú.
Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc kể lại:
Theo Trần Quốc Vượng, "thinh" là thanh, âm thanh, hay là tiếng ồn. "Nín thinh" là kiềm giữ tiếng động lại, là im lặng. Thế nhưng "làm thinh" lại không có nghĩa là gây nên tiếng động mà lại có nghĩa là... im lặng. Cũng giống như chữ "nín thinh". Trần Quốc Vượng xem đó như là một trong những biểu hiện của Phật tính trong ngôn ngữ và văn hoá ViệtNam: "nín" và "làm" y như nhau; có và không y như nhau; ấm và lạnh cũng y như nhau (áo ấm và áo lạnh là một!); "đánh bại" và "đánh thắng" y như nhau. Quả là một thứ tiếng "sắc sắc không không", nói theo ngôn ngữ Phật giáo, hay "huyền đồng", nói theo ngôn ngữ của Trang Tử.
Thú thực, đọc những đoạn phân tích như thế, tôi cảm thấy mừng rỡ và thích thú vô hạn. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau, đọc bài viết "Tìm nguồn gốc một số từ ngữ tiếng Việt qua các hiện tượng biến đổi ngữ âm của Lê Trung Hoa, tôi lại bàng hoàng khám phá ra là chữ "1àm thinh thực chất chỉ là biến âm của chữ "hàm thinh trong chữ Hán. "Hàmcó nghĩa là ngậm (như trong các từ: hàm ân, hàm oan, hàm tiếu, hàm huyết phún nhân...). "Hàm thinh là ngậm âm thanh lại, không cho chúng phát ra, tức là không nói, tức là... im lặng. Y như chữ "nín > thinh". Nhưng sự giống nhau ở đây chỉ là sự giống nhau của hai từ đồng nghĩa, chứ chả có chút Phật tính hay Trang Tử tính gì trong đó cả.
(Nguyễn Hưng Quốc - Tiếng Việt dễ mà khó )
Có lẻ nhiều ý kiến của ông còn chờ đợi những những nghiên cứu sâu hơn để có chứng lí vững chắc hơn nhằm bác bỏ hay khẳng định. Tuy nhiên, dù thế nào thì những ý kiến "không giống ai" của ông cũng làm vở ra trong đầu nhiều người đọc những suy nghĩ dường như đã thành nếp, gợi hứng thú để tìm hiểu, học hỏi ..
Download: Trong cõi
Mục Lục
1. Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồng
2. Mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức Việt cổ
3. Từ huyền tích đến lịch sử (mấy vấn đề phương pháp luận và phương pháp cụ thể)
4. Tây Sơn Quang Trung và công cuộc đổi mới đất Việt ở thế kỷ XVIII
5. Đô thị cổ Việt Nam
6. Vị thế địa-lịch sử và bản sắc địa-văn hoá của Hội An
7. Một cách nhìn văn hoá học về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
8. Hội hè dân gian
9. Căn bản triết lý người anh hùng Phù Đổng và hội Gióng
10. Triết lý trầu cau
11. Triết lý bánh chưng bánh dày
12. Một thời đã qua, một thời đang tới
13. Dân gian và bác học
14. Việt Nam: 100 năm giao thoa văn hoá Đông-Tây
15. Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (Kinh nghiệm điền dã)
16. Xây dựng một nền văn hoá Việt Nam nhân bản, dân tộc, dân chủ, khoa học
17. Nỗi ám ảnh của quá khứ
Thêm đôi dòng về GS Trần Quốc Vượng:
bài viết của một học trò, kể lại những kỉ niệm với thầy, đọc để biết thêm về tính cáchkhông giống ai của ông
------
(*) chưa kể "scandal" lúc cuối đời, khi ở tuổi 80 ông cưới một cô gái trẻ hơn ông 30 tuổi
GS Trần Quốc Vượng trên lớp |
Mời nghe ông trả lời BBC
Giải ảo lịch sử
Trần Quốc Vượng sinh tại Hải Dương, nhưng quê Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa (1956) ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), cùng Hà Văn Tấn xây dựng ngành Khảo cổ học VN.
Ông đã viết trên 400 bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí chuyên môn trong và ngoài nước (Cornell University Press, North Ilinois, Yale University (Mỹ), Tokyo, Kyoto, Osaka University (Nhật), Seoul University (Hàn Quốc), Oxford University Press (Anh)…). Ngoài ra, ông đã cho in trên 40 tập sách ở cả trong và ngoài nước
Mời đọc thêm Trong Cõi do "Trăm Hoa" xuất bản năm 1993 ở Mỹ.
Nếu như bạn đã nghe bài phỏng vấn của BBC bạn có thể hình dung phần nào nội dung những bài viết ở tập sách. Đấy là những suy nghĩ độc đáo, cực kì thú vị về nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa ...
Ví dụ trong bài "Triết lý bánh chưng bánh dầy" ông cho rằng bánh chưng bánh dầy là sản phẩm chung của cả vùng Đông Nam Á chứ không phải sản phẩm riêng của Việt Nam, xuất hiện thời Vua Hùng thứ 6, do lòng hiếu thảo của Lang Liêu. Hơn thế nữa, bánh chưng ban đầu có hình trụ dài, chính là bánh tét ngày nay ở Nam, bánh tét tức là bánh tết đọc trại, và nó tượng trưng cho Dương vật, như cái chày, cái nõ, trong lúc bánh dầy tròn và dẹt thì tượng trưng cho Âm vật, như cái cối, cái nường. Câu chuyện bánh chung bánh dầy tượng trưng Trời tròn Đất vuông chỉ là triết lý Trung Hoa được hội nhập muộn màng vào triết lý Việt Nam, chứ không phải là triết lý dân gian Việt Nam.
Dĩ nhiên ko hẳn những gì ông nêu ra đều luôn đúng, dù rất lí thú.
Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc kể lại:
Theo Trần Quốc Vượng, "thinh" là thanh, âm thanh, hay là tiếng ồn. "Nín thinh" là kiềm giữ tiếng động lại, là im lặng. Thế nhưng "làm thinh" lại không có nghĩa là gây nên tiếng động mà lại có nghĩa là... im lặng. Cũng giống như chữ "nín thinh". Trần Quốc Vượng xem đó như là một trong những biểu hiện của Phật tính trong ngôn ngữ và văn hoá ViệtNam: "nín" và "làm" y như nhau; có và không y như nhau; ấm và lạnh cũng y như nhau (áo ấm và áo lạnh là một!); "đánh bại" và "đánh thắng" y như nhau. Quả là một thứ tiếng "sắc sắc không không", nói theo ngôn ngữ Phật giáo, hay "huyền đồng", nói theo ngôn ngữ của Trang Tử.
Thú thực, đọc những đoạn phân tích như thế, tôi cảm thấy mừng rỡ và thích thú vô hạn. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau, đọc bài viết "Tìm nguồn gốc một số từ ngữ tiếng Việt qua các hiện tượng biến đổi ngữ âm của Lê Trung Hoa, tôi lại bàng hoàng khám phá ra là chữ "1àm thinh thực chất chỉ là biến âm của chữ "hàm thinh trong chữ Hán. "Hàmcó nghĩa là ngậm (như trong các từ: hàm ân, hàm oan, hàm tiếu, hàm huyết phún nhân...). "Hàm thinh là ngậm âm thanh lại, không cho chúng phát ra, tức là không nói, tức là... im lặng. Y như chữ "nín > thinh". Nhưng sự giống nhau ở đây chỉ là sự giống nhau của hai từ đồng nghĩa, chứ chả có chút Phật tính hay Trang Tử tính gì trong đó cả.
Có lẻ nhiều ý kiến của ông còn chờ đợi những những nghiên cứu sâu hơn để có chứng lí vững chắc hơn nhằm bác bỏ hay khẳng định. Tuy nhiên, dù thế nào thì những ý kiến "không giống ai" của ông cũng làm vở ra trong đầu nhiều người đọc những suy nghĩ dường như đã thành nếp, gợi hứng thú để tìm hiểu, học hỏi ..
Download: Trong cõi
Mục Lục
1. Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồng
2. Mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức Việt cổ
3. Từ huyền tích đến lịch sử (mấy vấn đề phương pháp luận và phương pháp cụ thể)
4. Tây Sơn Quang Trung và công cuộc đổi mới đất Việt ở thế kỷ XVIII
5. Đô thị cổ Việt Nam
6. Vị thế địa-lịch sử và bản sắc địa-văn hoá của Hội An
7. Một cách nhìn văn hoá học về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
8. Hội hè dân gian
9. Căn bản triết lý người anh hùng Phù Đổng và hội Gióng
10. Triết lý trầu cau
11. Triết lý bánh chưng bánh dày
12. Một thời đã qua, một thời đang tới
13. Dân gian và bác học
14. Việt Nam: 100 năm giao thoa văn hoá Đông-Tây
15. Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (Kinh nghiệm điền dã)
16. Xây dựng một nền văn hoá Việt Nam nhân bản, dân tộc, dân chủ, khoa học
17. Nỗi ám ảnh của quá khứ
Thêm đôi dòng về GS Trần Quốc Vượng:
bài viết của một học trò, kể lại những kỉ niệm với thầy, đọc để biết thêm về tính cáchkhông giống ai của ông
------
(*) chưa kể "scandal" lúc cuối đời, khi ở tuổi 80 ông cưới một cô gái trẻ hơn ông 30 tuổi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét